Công ty cổ phần Mili, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thức ăn chăn nuôi. Công ty có nhu cầu nhập lô hàng ngô hạt từ nigeria về bán cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, xin chân thành cảm ơn đội tư vấn đã giải đáp giúp tôi cẩu hỏi thủ tục nhập khẩu ngô lần trước. - công ty chúng tôi có thêm mốt câu hỏi nhờ đội tư vấn giả đáp giúp. - Nội dung câu hỏi như sau: công ty chúng tôi đã nộp hồ sơ cho lô hàng ngô nhập khẩu nguyên hạt dùng trong chăn nuôi. gồm giấy đăng ký kiểm dịch 01 bản chính, 01 invoice,01 packlist, o1 PO bản sao, tờ khai HQ. nhưng hải quan vẫn yêu cầu giấy kiểm tra chất lưỢng đối với lô hàng trên. Xin hỏi anh chị tư vấn công ty chúng tôi có phải đăng ký kiểm tra chất lượng không. xin chân thành cảm ơn anh chị.
Vướng mắc nêu trên, CQHQ có ý kiến trao đổi như sau:
- Tại phần a Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhập khẩu thì ngô hạt là thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Ban hành Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam".
Theo đó, ngô hạt có quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT (Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/9/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Theo đó, ngô hạt có quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT (Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/9/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi:
“1. Đối với thức ăn chăn nuôi đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân làm thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư này.”.
-Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“…3. Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
Việc kiểm tra được thực hiện tại cửa khẩu; trường hợp đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan có văn bản đề nghị theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét quyết định cho đưa hàng về bảo quản tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan; địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của người khai hải quan.
Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm; vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra chất lượng thì thực hiện thủ tục đưa hàng về bảo quản như đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch quy định tại khoản 2 Điều này.”
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Xem thêm hướng dẫn khai báo các loại hình khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét