Câu hỏi:
Công ty là DNCX có nhập NPL từ nhiều nước và nhập tại Việt Nam, NPL chính là nhôm nhập tại Malaysia và có chứng nhận xuất xứ form D từ nước gởi hàng, sau đó bên em sẽ sản xuất mặt hàng là chảng ba xe đạp với HS code là 87142090 và xuất đi Châu Âu và Nhật Bản cho em hỏi:
+ Nếu xuất đi Châu Âu công ty em xin C/O form A thì tỷ lệ phần trăm trị giá NPL thuần túy là bao nhiêu phần trăm và thủ tục như thế nào ?
+ Nếu xuất đi Nhật Bản công ty em xin C/O form A thì tỷ lệ phần trăm trị giá NPL thuần túy là bao nhiêu phần trăm và thủ tục như thế nào ? Và hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) 10+1 và 10+3 gồm những nước nào ?
Trả lời:
Vướng mắc nêu trên, Chúng tôi có ý kiến trao đổi như sau:
Thủ tục cấp C/O form A được quy định tại Thông tư 07/2006/TT-BTM ngày 17/04/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.
C/O Mẫu A cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập.
Để tra cứu quy định xuất xứ để được hưởng GSP của Châu Âu (hoặc Nhật Bản), đề nghị công ty tham khảo Quy định xuất xứ GSP của Châu Âu (hoặc Nhật Bản) theo từng mã hàng. Trường hợp vướng mắc về tỷ lệ chi tiết và thủ tục xin C/O, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Tổ chức cấp C/O để được hướng dẫn cụ thể và tham khảo cũng như nghiên cứu các quy định về tiêu chí, hàm lượng về xuất xứ Mẫu A để thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét